Gout là một loại bệnh khá phổ biến về xương khớp. Bệnh gout gây nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh do chính thói quen ăn uống hàng ngày gây ra. Chế độ ăn phù hợp chính là liều thuốc quan trọng và hiệu quả nhất đối với người mắc bệnh Gout. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu về thực phẩm vàng cho người bị gout ngay bài viết dưới đây.
1. Một số thông tin về bệnh gout
Bệnh gout là gì?
Gout là tình trạng bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống khiến nồng độ acid uric trong huyết tương tăng cao dẫn đến hiện tượng lắng động các tinh thể urat hoặc tinh thể acid uric ở khớp.
Các tinh thể lắng đọng ở khớp làm khớp sưng, đau và viêm lâu dần có thể dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
Những dấu hiệu bị bệnh gout
- Sưng, đau nhức khớp đặc biệt ở khớp đốt bàn tay và ngón chân cái
- Xuất hiện những cục urat nổi dưới da tại các vùng vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gót chân
- Khi hiện tượng lắng đọng diễn ra ở thận sẽ dẫn đến viêm thận, suy thận
- Xét nghiệm máu sẽ cho chỉ số acid uric cao trên 400 micromol/lit.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout
- Gia đình có tiền sử bị bệnh gout
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn uống không hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin
- Sử dụng rượu, bia, cà phê nhiều
2. Thực phẩm nổi bật dành cho người mắc bệnh gout
Sử dụng những thực phẩm không phù hợp, không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể gây nên những cơn đau dữ dội, khó khăn trong việc điều trị bệnh gout. Vì vậy cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp, hãy cùng điểm qua những thực phẩm cho người bị gout dưới đây:
2.1. Rau cần
Theo nghiên cứu, rau cần là thực phẩm giàu vitamin C, canxi, photpho, sắt, chất xơ,… hỗ trợ cải thiện xương khớp khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, tăng cường hệ miễn dịch. Trong rau cần không chứa nhân purin nên người bệnh có thể sử dụng thường xuyên trong quá trình điều trị gout để giảm đau, kháng viêm.
2.2. Súp lơ
Súp lơ là thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, K, chất xơ, kali,… và đặc biệt chứa rất ít nhân purin có tác dụng thanh nhiệt, xương chắc khỏe dẻo dai, hỗ trợ đào thải acid uric. Vì vậy mà trong quá trình điều trị bệnh gout người bệnh nên sử dụng súp lơ.
2.3. Dưa chuột
Dưa chuột cung cấp cho cơ thể nhiều nước, vitamin C, kali thúc đẩy quá trình đào thải, loại bỏ độc tố và acid uric. Loại quả này còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và giảm tổn thương xương khớp.
2.4. Rau cải xanh
Rau cải xanh có tác dụng giải nhiệt, tăng cường chức năng thận, đào thải độc tố, nhuận tràng. Bên cạnh đó, rau cải xanh còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng xương khớp.
2.5. Cà
Người mắc bệnh gout nên bổ sung các loại cà: cà tím, cà pháo,… vào chế độ ăn hàng ngày. Vì trong cà không chứa nhân purin, giàu vitamin C, kẽm, mangan,… có tác dụng điều chỉnh nồng độ acid uric và giảm đau do bệnh gout.
2.6. Bắp cải xanh
Bắp cải xanh là một sự lựa chọn tốt dành cho người mắc bệnh gout. Bắp cải xanh giúp thông kinh hoạt lạc, bổ xương tủy, tăng cường chức năng thận, kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu.
2.7. Củ cải
Theo Đông y, củ cải có vị ngọt, tính mát cung cấp nhiều dưỡng chất có tác dụng cải thiện chức năng xương khớp. Ngoài ra, củ cải rất dồi dào vitamin C, PP, B2, B1 và khoáng chất cần thiết: sắt, canxi, photpho, glucid,… hỗ trợ giảm đau sưng do bệnh gout.
2.8. Chuối
Chuối là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ hạ acid uric trong huyết tương và cung cấp nhiều calo, vitamin, chất xơ,… giúp tăng cường chuyển hóa, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện triệu chứng bệnh gout.
2.9. Ổi
Ổi hỗ trợ đánh tan những tinh thể muối kết tinh ở các mô khớp vì vậy ổi là phương pháp tuyệt vời để giảm acid uric trong máu. Mỗi ngày nên ăn ít nhất 1 quả ổi để giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu, giảm sưng viêm và bảo vệ các tế bào sụn khớp.
2.10. Táo
Táo là một thực phẩm giàu acid malic – hoạt chất có khả năng trung hòa acid uric, giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong cơ thể. Nên sử dụng táo hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
2.11. Cherry
Cherry giàu vitamin C và hoạt chất chống viêm anthocyanins làm giảm nồng độ acid uric trong máu, hạn chế tình trạng acid uric lắng đọng tại các khớp. Vì vậy mà cherry là một lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh gout.
2.12. Nho
Nho có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, gân cốt chắc khỏe và không chứa purin. Người bệnh nên ăn nho thường xuyên để cơ thể được đào thải acid uric, nâng tính kiềm trong cơ thể, tăng mật độ xương, dự phòng nguy cơ loãng xương.
2.13. Dứa
Dứa giàu acid hữu cơ, vitamin A, B, C có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, viêm khớp và bệnh gout.
2.14. Thức uống dành cho người mắc bệnh gout
Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh gout nên sử dụng sữa không đường đã tách kem bởi sản phẩm này chứa hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào giúp thúc đẩy quá trình thủy phân acid uric đồng thời giúp xương luôn chắc khỏe.
Người mắc bệnh gout nên uống đầy đủ nước khoảng 2-3 lít/ ngày tạo điều kiện cho việc đào thải acid uric diễn ra mạnh hơn. Các loại sinh tố, nước ép từ hoa quả, rau củ tươi cũng là một lựa chọn tuyệt vời trong quá trình điều trị bệnh gout.
3. Người bệnh gout nên tránh xa thực phẩm nào?
Người bệnh gout nên tránh xa những thực phẩm này nếu không muốn tình trạng bệnh trở nặng hơn:
3.1. Một số loại cá, hải sản và động vật có vỏ
Cá cơm, cá mòi, cá trích, trai, cá tuyết, cá hồi đều là những thực phẩm giàu nhân purin. Khi tiêu thụ cơ thể sẽ phải đối mặt với tình trạng hàm lượng acid uric tăng cao khiến tình trạng tồi tệ hơn.
3.2. Hạn chế ăn thịt lợn, da gà, bò, vịt, chó,…
Thịt lợn, bò, dê, vịt,… chứa hàm lượng purin cao, giàu đạm khiến cơ thể tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, mất kiểm soát acid uric.
3.3. Đồ uống có cồn
Khi sử dụng đồ uống có cồn khiến gia tăng tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin từ đó mà người bệnh nên tránh xa những thực phẩm như vậy để điều trị bệnh gout hiệu quả.