Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là một trong những loại ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Từ đậu nành có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bột, nấu hoặc ăn trực tiếp, trong đó đậu nành rang đang trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em. Không chỉ ngon, dễ ăn đặc biệt tốt cho sức khỏe. Những lợi ích của hạt đậu tương tác động tích cực tới sức khỏe người dùng như thế nào? Có những lưu ý gì khi bổ sung các món ngon từ đậu nành? Cùng bỏ qua thông tin hữu ích mà Foodshownw chia sẻ dưới đây nhé
1. Lợi ích của hạt đậu tương đối với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm thực vật như đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và tử vong. Đồng thời giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy làn da khỏe mạnh, mái tóc khỏe mạnh, cũng như tăng cường năng lượng, giảm cân.
Isoflavone đậu nành (một loại phytoestrogen chống oxy hóa) trong đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ loãng xương. Canxi và magie trong hạt đậu nành có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Tiêu thụ cũng có thể làm giảm nguy cơ lão hóa và nhiều bệnh khác.
Dưới đây là một số lợi ích của hạt đậu tương khi tiêu thụ loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống:
1. Phòng chống bệnh tim mạch
Protein trong đậu nành có thể thay thế protein động vật để giảm LDL (cholesterol xấu), do đó có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
2. Phòng chống ung thư vú và tuyến tiền liệt
Genistein, isoflavone được tìm thấy trong đậu nành có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Ở phụ nữ, nó sẽ có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư vú trong khi ở nam giới là ung thư tuyến tiền liệt. Trên thực tế, tiêu thụ ít nhất 10mg đậu nành (có thể là đậu nành đã qua chế biến) mỗi ngày có thể giảm 25% sự tái phát ung thư vú.
Tổng hợp những loại trà cực kỳ tốt cho sức khỏe và phòng tránh bệnh ung thư.
3. Giảm nguy cơ trầm cảm
Chất folate trong edamame có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm bằng cách ngăn chặn sự hình thành dư thừa homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có thể ngăn máu và chất dinh dưỡng đến não, có thể gây trầm cảm. Homocysteine dư thừa cũng cản trở việc sản xuất các hormone tạo cảm giác tốt serotonin, dopamine và norepinephrine – những hormon ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ và cảm giác ngon miệng khi ăn.
4. Phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh thận
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường bị bệnh thận khi cơ thể bài tiết quá nhiều protein trong nước tiểu. Những người tiêu thụ đạm đậu nành sẽ tiết ra ít protein hơn những người tiêu thụ đạm động vật, do đó nguy cơ mắc bệnh thận và tiểu đường cũng giảm.
5. Tăng khả năng sinh sản
Theo nghiên cứu của Harvard, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tiêu thụ sắt từ nguồn thực vật như đậu nành, rau bina, đậu, bí đỏ, cà chua, củ cải… sẽ thúc đẩy khả năng sinh sản. Phụ nữ cũng nên lưu ý bổ sung đủ lượng axit folic cần thiết trong thai kỳ để bảo vệ khỏi dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Tiêu thụ một cốc đậu nành mỗi ngày cung cấp 121% nhu cầu folate hàng ngày.
6. Tăng mức năng lượng
Nếu bạn không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bạn dễ bị kiệt sức. Đậu nành là nguồn cung cấp chất sắt không kém gì đậu lăng, rau bina và trứng… nên bạn có thể tiêu thụ để cung cấp năng lượng cho bản thân.
7. Chống viêm
Choline là một chất dinh dưỡng rất quan trọng nhằm hỗ trợ cơ thể chúng ta trong giấc ngủ, vận động cơ bắp, học tập và trí nhớ. Choline cũng giúp hỗ trợ truyền các xung thần kinh, hỗ trợ hấp thụ chất béo và giảm viêm mãn tính. Đồng thời duy trì cấu trúc của màng tế bào. Choline có nhiều trong đậu nành nên đây được coi là thực phẩm giúp kháng viêm cho cơ thể rất hiệu quả.
8. Cải thiện trí nhớ
Đậu nành có một lượng lớn lecithin, là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hoạt động của não bộ. Ăn nhiều đậu nành cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, chất lecithin, steroid có trong đậu nành có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh và sức sống.
9. Ngăn chặn quá trình oxy hóa
Đậu nành còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể con người. Đồng thời, nó còn giúp ức chế sự phát triển của tế bào khối u, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể.
10. Giảm mỡ máu
Các sterol thực vật trong đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Đậu nành và các chất chiết xuất từ hạt đậu nành có tác dụng hạ cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch vành.
11. Tốt cho thính giác
Đậu nành chứa một lượng lớn sắt và kẽm. Chất sắt đó có tác dụng làm mềm mao mạch, đảm bảo cung cấp máu cho tai. Vì vậy đậu nành nên chống suy giảm thính lực ở người già rất hiệu quả.
12. Giảm huyết áp
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, con người có xu hướng cao huyết áp do thừa muối natri trong cơ thể thiếu kali. Đậu nành làm giảm huyết áp vì đậu nành rất giàu kali. Mỗi 100g đậu nành chứa 1503 mg kali. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên ăn đậu nành, để bổ sung đủ kali cho cơ thể
Tiêu thụ đúng lượng với loại cây bổ dưỡng này là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe.
13. Tốt cho da
Trong đậu nành có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Tinh chất estrogen thực vật có trong đậu nành bổ sung lượng estrogen thiếu hụt trong cơ thể, từ đó ổn định cấu trúc lớp mỡ dưới da, giúp da trắng hồng, mịn màng không xuất hiện nếp nhăn.
Bí mật cách làm đẹp bằng bột sắn dây thần thánh, chị em dần dần áp dụng.
14. Cung cấp các vitamin cần thiết
Là thực phẩm có lượng vitamin A, B1, B2, C… dồi dào cùng các vi chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Ăn hoặc uống nước đậu nành rang giúp bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
2. Đối tượng nào không nên dùng đậu nành rang
Lợi ích của hạt đậu tương rang rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên dùng cho người bị bệnh thận, thiếu máu vì có thể làm suy giảm chức năng của thận.
Không dùng đậu nành rang cho trẻ chưa qua tuổi dậy thì, vì estrogen – một loại nội tiết tố nữ khiến trẻ gái dễ dậy thì sớm, trẻ trai không ổn định về tâm lý cũng như sự phát triển.
Những người bị hen suyễn, dị ứng chú ý khi sử dụng đậu nành rang, vì lớp vỏ của đậu có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đậu nành rang.
3. Lưu ý khi sử dụng hạt đậu nành rang:
– Dù chọn ăn hay uống nước đậu nành rang cũng không nên quá lạm dụng lợi ích của hạt đậu tương. Nếu quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng nước đậu nành rang được cho là hợp lý là dưới 90 gram bột đậu nành rang cho mỗi người lớn. Khi uống hoặc ăn quá nhiều đậu nành rang khiến chúng ta bị đau bụng, chướng bụng… rất không tốt cho hệ tiêu hóa.
– Nên mua đậu nành về rang để ăn hoặc uống, nếu chọn mua đậu nành rang sẵn trên thị trường thì nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín.
– Bạn có thể chọn đậu nành rang để thay thế cho các món ăn nhiều dầu mỡ. Để đảm bảo hiệu quả giảm cân, bạn nên ăn hoặc uống nước đậu nành rang trước bữa ăn 15 phút.
Đậu nành rang thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn sử dụng loại hạt này để bổ sung dinh dưỡng cho cả gia đình nhé!
4. Các món ăn ngon từ đậu nành
Sữa đậu nành: Sản phẩm từ đậu nành nổi tiếng nhất, với hương vị thơm ngon, béo nhẹ, chỉ với một ly sữa đậu nành nóng sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới thật tốt.
Đậu hũ trân châu đường đen: Đậu hũ “nhiều nước”, mềm, kem tươi, tan trong miệng, ngọt, thơm, dẻo của trân châu đường đen. Phải nói là quá ngon.
Xem thêm các bài viết liên quan
Tổng hợp công thức sữa làm từ các loại đậu – thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà