Tiêu chảy là một loại bệnh liên quan tới đường ruột và hệ tiêu hóa gặp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tiêu chảy có các triệu chứng: nôn ói, mất nước, đầy hơi,… từ đó mà khiến người bệnh trở nên mệt mỏi thậm chí suy nhược cơ thể. Do đó, foodshownw hy vọng những thông tin về: triệu chứng tiêu chảy, nguyên nhân tiêu chảy, cách phòng ngừa tiêu chảy và cách điều trị tiêu chảy tại nhà dưới đây sẽ giúp ích các bạn để có thể khắc phục khi mắc phải tiêu chảy.
Tiêu chảy là gì? Phân loại các loại tiêu chảy
Tiêu chảy được hiểu là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng và số lần đi ngoài nhiều hơn so với thường ngày đến 2-3 lần.
Phân loại các loại tiêu chảy
Các loại tiêu chảy được phân loại dựa trên các đặc điểm: thời gian mắc bệnh, tính nghiêm trọng của bệnh, cơ chế bệnh, đặc điểm của phân. Từ đó mà có 4 cấp độ khác nhau là: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết.
1. Tiêu chảy cấp tính
Tình trạng bệnh tiêu chảy cấp tính gặp phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tiêu chảy cấp tính xuất hiện đột ngột, người bệnh có dấu hiệu đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi ngoài nhiều hơn thường ngày và tình trạng này kéo dài 1 tuần. Bệnh tiêu chảy cấp thường do thức ăn không đảm bảo khiến nhiễm khuẩn đường ruột gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
2. Tiêu chảy mãn tính
Tiêu chảy mãn tính thường kéo dài từ 2-4 tuần gây nhiều khó khăn và phiền toái trong lao động và sinh hoạt của người bệnh. Không chỉ vậy mà tiêu chảy có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe: hệ miễn dịch suy giảm, mất sức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…
3. Tiêu chảy thẩm thấu
Tiêu chảy thẩm thấu là hiện tượng cơ thể giảm hấp thu dịch, chất điện giải và chất dinh dưỡng từ một loại thực phẩm nào đó. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi người bệnh ngưng sử dụng những thực phẩm này.
4. Tiêu chảy xuất tiết
Tiêu chảy xuất tiết là hiện tượng cơ thể có sự rối loạn trong quá trình chuyển tải ion đến các tế bào biểu mô từ đó làm gia tăng sự bài tiết và giảm hấp thu dịch. Đối với tiêu chảy xuất tiết không thể xử lý bằng việc ngưng ăn mà phải có các tác động khác khi đến với các cơ sở y tế.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến như: vệ sinh kém, rối loạn vi sinh đường ruột, ngộ độc thực phẩm, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường ruột,…
1. Nhiễm khuẩn đường ruột
Mầm bệnh từ môi trường bên ngoài có thể qua thức ăn, nguồn nước, đồ dùng, không khí,… đi vào cơ thể gây viêm nhiễm đường ruột. Việc tiếp xúc trực tiếp với những nguồn nhiều vi khuẩn đó sẽ gia tăng nguy cơ xâm nhập vào cơ thể của các loại ký sinh trùng.
2. Vệ sinh kém
Khi không gian xung quanh hay cá nhân cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể gia tăng các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn.
3. Rối loạn vi sinh đường ruột
Khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh hay còn nói là lạm dụng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột từ đó giảm hấp thu dịch, tăng nhu động ruột,…
4. Không hấp thu đường
Đối với cơ địa của một số người đường ruột kém sẽ không hấp thu được các loại đường như: lactose, fructose, glucose từ các loại thực phẩm như sữa và chế phẩm sữa,… nên dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài.
5. Ngộ độc thực phẩm
Những thực phẩm bị hỏng, ôi thiu, chứa độc, các chất phụ gia độc hại đi vào cơ thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm có những triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài mất kiểm soát, nôn mửa, sốt cao,… gây nguy hiểm tới người bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
6. Hội chứng ruột kích thích
Do thay đổi thói quen ăn uống, ăn phải thực phẩm lạ hay bắt đầu dùng một số thuốc điều trị bệnh gây ra nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn đi trong đường ruột nhanh hơn, nước không kịp tái hấp thu gây ra tiêu chảy đột ngột.
7. Viêm đại tràng
Người mắc phải viêm đại tràng là do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, ngộ độc, áp lực, căng thẳng tâm lý,…Ở người mắc bệnh viêm tràng thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Các dấu hiệu bệnh tiêu chảy
Phần lớn bệnh tiêu chảy đều gặp các triệu chứng sau:
- Đi ngoài phân lỏng nhiều nước
- Đau quặn bụng
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhưng chân tay lạnh
- Trong phân có lẫn máu
- Trong phân có chất nhầy
- Phân nổi trên nước
- Buồn nôn
- Luôn trong tình trạng phải đi vệ sinh gấp, không thể kiểm soát
- Người mệt mỏi có thể gặp chuột rút
Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất
Nếu người bệnh mắc các triệu chứng ở mức nhẹ có thể áp dụng những cách trị tiêu chảy dưới đây:
1. Bù nước và chất điện giải cho cơ thể
Người bệnh tiêu chảy rất cần được bổ sung nước cho cơ thể bởi khi bị tiêu chảy khiến mất nhiều nước và các chất điện giải như kali, natri, magie, canxi. Nếu không được cung cấp đầy đủ nước cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mất nước khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, đau quặn bụng, thân nhiệt tăng cao thậm chí hôn mê,…
Bổ sung nước thôi là chưa đủ, cơ thể cần được bổ sung thêm các chất điện giải. Nên khi gặp trường hợp người bên cạnh bạn bị tiêu chảy thì nên chạy ngay ra các hiệu thuốc và mua sản phẩm nước điện giải cho người bệnh bổ sung để tránh những triệu chứng nặng hơn,
2. Cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột bằng men vi sinh
Khi bị tiêu chảy tức đường ruột đã mất cân bằng hệ vi sinh nên cần được bổ sung các vi khuẩn có lợi để chống lại nhiễm trùng. Những thực phẩm giàu lợi khuẩn: sữa chua, sữa chua uống men sống, yến mạch, socola đen,… hoặc có thể sử dụng các viên uống men vi sinh để tái tạo lại cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột từ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy ở người bệnh.
3. Nghỉ ngơi và tránh căng thẳng
Cách trị tiêu chảy nhanh nhất là bạn cần chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và thực đơn dinh dưỡng, tránh những căng thẳng, áp lực, cố gắng thư giãn cơ thể để giảm tình trạng tiêu chảy.
4. Chế độ ăn dinh dưỡng
Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm ít chất xơ: táo, cơm, chuối, bánh mì nướng, thịt gà, cháo yến mạch, khoai tây. Bệnh nhân nên tránh những thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, hạn chế những chất kích thích và các loại đậu, súp lơ, ngô, sữa, ớt,…
Những thói quen có nguy cơ cao bị tiêu chảy
Nguyên nhân phần lớn dẫn đến tình trạng tiêu chảy đều là do nhiễm khuẩn vì vậy mà có những thói quen dẫn đến nguy cơ cao bị tiêu chảy sau:
- Không vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Thức ăn, đồ uống không được chế biến kỹ, không hợp vệ sinh
- Liên tục tiếp xúc trực tiếp với phân tươi, phân chưa được xử lý trong trồng trọt
- Ăn uống và sống chung với người bị tiêu chảy mà không áp dụng các biện pháp phòng tránh.
Biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy được đánh giá là một loại bệnh dễ lây lan, biến chứng nguy hiểm nên Bộ Y tế đã đưa ra những biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy như sau:
- Vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh sạch sẽ và thường xuyên
- Sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín, hợp vệ sinh
- Sử dụng nguồn nước sạch
- Khi ở cùng người người bị tiêu chảy cần có những biện pháp phòng tránh.
Cuối cùng, với những triệu chứng nhẹ thì điều trị tiêu chảy tại nhà bằng các cách trên còn khi các triệu chứng trở nặng hoặc sau khi xử trí bằng các mẹo mà không có hiệu quả thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.