Thoát vị đĩa đệm: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến ở những người độ tuổi trung niên, lao động nặng, thừa cân và ngồi nhiều. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vận động hàng ngày của cơ thể. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ trong quá trình ngăn ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm. Vậy hãy cùng foodshownw tìm hiểu về những loại thực phẩm người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn và kiêng ăn nhé!

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ và ở giữa là nhân nhầy có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của địa điểm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các dây thần kinh gây tê bì, đau nhức. 

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến được thống kê lại như sau:

  • Khi ở giai đoạn đầu, người bệnh xuất hiện rối loạn cảm giác
  • Lực ở tay và chân giảm sút
  • Xuất hiện những cơn đau khi ho, hắt hơi hoặc cúi người
  • Gây xảy ra rối loạn cương dương ở nam giới
  • Đau nhức cánh tay, bắp chân, mông hoặc đùi
  • Khi thực hiện bê vác vật nặng trở nên khó khăn hơn
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể mất dần cảm giác
  • Đại tiện, tiểu tiện dần không tự kiểm soát được
  • Teo cơ ở bắp chân hoặc bắp tay
  • Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm trong một thời gian dài gây ra đau thần kinh tọa
  • Sụt cân, thân nhiệt cao, mệt mỏi và chán ăn

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác ở mỗi người do phụ thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên khi có những biểu hiện lạ trên cơ thể bạn nên tìm đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều yếu tố ngoại lực tác động lên xương khớp nhưng cũng có thể do quá trình lão hóa của cơ thể, cụ thể:

  • Do quá trình lão hóa tác động làm xương khớp trở nên yếu đi ảnh hưởng tới đĩa đệm
  • Do tư thế đứng, ngồi hay nằm sai cách
  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý: viêm khớp, đau thần kinh tọa,…
  • Những người trong độ tuổi 30 – 50 nhân nhầy của đĩa đệm bị khô và dần mất tính đàn hồi từ đó nhân nhầy dễ dàng lệch ra người ống sống gây chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng
  • Khuân vác những đồ vật nặng, ngồi hàng giờ sai tư thế, tập thể dục thể thao chưa đúng cách,… khiến bị vẹo cột sống tác động tiêu cực tới đĩa đệm
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, tiêu thụ nhiều dầu mỡ, lười vận động,…
  • Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể lớn khiến lực đè lên các đốt sống đĩa đệm cao.

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Chế độ dinh dưỡng dành cho người thoát vị đĩa đệm

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị tổn thương từ bên trong. Khi sử dụng quá nhiều thực phẩm có hại làm tăng tình trạng bệnh. Vì vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cần biết được thực phẩm nên ăn và cần tránh xa để cải thiện tình trạng bệnh.

1. Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Chắc chắn rồi, vì canxi là một chất quan trọng tham gia trực tiếp vào sự phát triển của xương khớp và được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm:

  • Các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai,…
  • Các loại rau xanh đậm: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh,…
  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu đen,…
  • Các loại cá béo: cá hồi, cá mòi,…

2.  Bổ sung omega – 3

Omega – 3 là một hợp chất khi đi vào cơ thể được chuyển hóa thành prostaglandin có tác dụng kháng viêm. Người bị thoát vị đĩa đệm cần được bổ sung omega – 3 tự nhiên qua các sản phẩm: cá hồi, cá hồi, cá ngừ, cá trích, đậu nành,…

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

3. Bổ sung Glucosamine và Chondroitin

Theo nghiên cứu, Glucosamine và Chondroitin là thành phần cấu tạo nên sụn khớp và hỗ trợ ngăn ngừa các tác nhân gây phá hủy sụn. Hai hợp chất này được tìm thấy nhiều trong nước hầm xương.

4. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn từ đó hỗ trợ giảm cân, giảm áp lực nặng lên cột sống. Rau xanh, hạt dinh dưỡng,… đều là những thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm cần được bổ sung hàng ngày.

5. Bổ sung vitamin D

Vitamin D là một chất cần thiết giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi. Vì vậy đây là vitamin vô cùng có ích cho người bị thoát vị đĩa đệm. Để bổ sung vitamin D, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm: lòng đỏ trứng, cá hồi, gan, sữa,…

6. Bổ sung thực phẩm giàu magie

Magie trong cơ thể giúp tổng hợp protein, hỗ trợ hình thành xương và duy trì mức độ khoáng hóa của xương. Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm: ngũ cốc, bánh mì, rau xanh đậm, bơ, kiwi,…

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

7. Bổ sung vitamin K

Vitamin K hỗ trợ cơ thể chuyển hóa canxi và tổng hợp protein. Loại vitamin này được tìm thấy trong: gan động vật, chế phẩm từ sữa, măng tây, cải bó xôi, bông cải xanh,… Đừng quên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin K vào chế độ ăn để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm nhé!

8. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B12

Vitamin B12 hỗ trợ tăng trưởng và phát triển tủy xương từ đó xương khớp được chắc khỏe. Cá, thịt gia cầm, trứng, phô mai và sữa đều là những thực phẩm cần được bổ sung trong chế độ dành cho người thoát vị đĩa đệm.

9. Bổ sung vitamin C

Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do từ đó giảm tình trạng thoái hóa đốt sống. Thực phẩm giàu vitamin C chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn nữa, chúng bao gồm: các loại quả mọng như cam, bưởi, chanh, kiwi, cà chua, rau xanh,…

10. Thức uống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

  • Nước lọc: rất cần thiết trong quá trình hydrat hóa từ đó hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm
  • Sữa: sữa động vật hay sữa thực vật như: sữa đậu nành, sữa hạt óc chó, sữa hạnh nhân,… đều là nguồn cung cấp nhiều canxi cho xương khớp.
  • Nước ép trái cây, sinh tố: rất phù hợp để chữa thoát vị đĩa đệm nhờ hàm lượng dưỡng chất có trong các loại rau xanh và trái cây.
  • Trà: một số loại trà hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và tăng cường lưu thông máu người bệnh có thể sử dụng: trà hoa cúc, trà xanh, trà quế mật ong,…

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Chế độ dinh dưỡng trên không những chỉ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm mà còn phù hợp và khoa học với tất cả các bạn nữa đó. Khi thực hiện theo chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

Những thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh

1. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

Lượng chất béo bão hòa có trong thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, dễ tăng cân tạo áp lực lớn lên cột sống. Vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, thực phẩm đóng hộp,…

2. Hạn chế thực phẩm nhiều đạm

Khi hấp thụ đạm cơ thể cần canxi để trung hòa. Vì vậy khi người bệnh ăn quá nhiều đạm khiến cần hàm lượng canxi cao tham gia quá trình trung hòa từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp: loãng xương, viêm khớp,…

Các loại thực phẩm giàu đạm mà người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế: thịt bò, thịt dê, thịt chó,…

3. Cần tránh xa thực phẩm chứa nhân purin và fructoze

Purin và fructoze đều là những hoạt chất làm gia tăng tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nặng hơn do tăng khả năng viêm. Vì vậy cần tránh xa những thực phẩm như: dưa muối, cà muối, hải sản, nội tạng động vật,…

che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

4. Không nên sử dụng thức ăn quá mặn, quá cay

Khi gia vị muối hay cay đi vào cơ thể khiến các cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn. Do đó cần tránh sử dụng những thức ăn quá mặn hoặc quá cay nồng.

5. Thức uống người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế

Thức uống chứa cồn và chất kích thích: rượu, bia, cà phê,… đều có hại tới sự phát triển của xương, gia tăng cảm giác đau nhức từ đó khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm không được cải thiện.

Bên cạnh những lưu ý về chế độ ăn thì người bệnh cần chú ý tới chế độ sinh hoạt và chế độ rèn luyện đúng cách. Không nên ngồi quá lâu nên đi lại, vận động nhẹ nhàng và lựa chọn bàn ghế phù hợp, ngồi thẳng lưng. Cần rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Qua những thông tin trên, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. 

 

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *