Vịt nấu giả cầy là sự kết hợp giữa hương vị thơm đặc trưng của riềng, vị chua nhẹ nhàng của mẻ cùng những miếng thịt vịt chín mềm đã tạo nên một món ăn đặc sắc và cực kỳ thơm ngon. Giả cầy vốn là món ăn xuất phát từ miền Bắc, để chế biến được chuẩn vị gây thương nhớ hãy tham khảo công thức nấu vịt giả cầy ngay bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm món vịt giả cầy theo cách nấu miền Bắc
Vịt giả cầy sẽ được chế biến từ những nguyên liệu đặc biệt, là sự kết hợp giữa các loại gia vị mạnh như mắm tôm, riềng, tỏi, hành, nghệ,… để tạo nên hương vị khó quên cho những ai từng thưởng thức.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng thịt vịt chứa hàm lượng các dưỡng chất cao nên được bổ sung trong các bữa cơm gia đình. Hương thơm từ riềng lan tỏa hòa quyện cùng vị chua nhẹ của mẻ và độ đậm đà của mắm tôm. Vì vậy các chị em nội trợ có thể đưa món ăn này vào mâm cơm gia đình. Chắc chắn với sự thay đổi khẩu vị mới lạ này, các bạn sẽ thấy rất hài lòng.
Cách nấu vịt giả cầy độc đáo mà đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- 1 con vịt xiêm
- 1 củ riềng
- 1 củ nghệ tươi
- 1 củ tỏi
- 1 củ hành
- 3 muỗng canh mẻ
- 1 muỗng mắm tôm
- 1 trái dừa tươi
- 1 quả chanh tươi
- 1 nhánh gừng tươi
- nửa chén rượu trắng
- rau ngò
- gia vị cần thiết: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, muối
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Vịt sau khi được mua về rửa qua với nước sạch và tiến hành khử mùi hôi bằng cách chà xát phần da vịt với chanh + muối hột + gừng thái lát. Tiếp đó để khoảng 15 phút cho khử hoàn toàn được mùi hôi, rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Thui vịt
Các bạn có thể lựa chọn dùng than hoặc bếp gas để tiến hành thui vịt cho đến khi phần da hơi cháy xém và bắt đầu cảm nhận được mùi thơm thì hoàn tất.
Với bước làm này giúp phần da vịt có màu sắc vàng đều, đồng thời khơi dậy mùi thơm cho món ăn.
Bước 3: Ướp thịt vịt
Khi đã được thui xong, chặt vịt thành từng miếng vừa ăn. Thực hiện trộn đều ướp vịt khoảng 30 phút với 1 muỗng canh muối + 1 muỗng bột ngọt + 1 muỗng mắm tôm + 3 muỗng mẻ + 1 muỗng nghệ băm + 1 muỗng riềng băm + 1 muỗng hành tím băm và tỏi băm.
Bước 4: Tiến hành nấu vịt giả cầy
Phi thơm tỏi với chút dầu ăn trên bếp, tiếp đó cho toàn bộ thịt vịt vào xào đến khi thịt săn lại. Cho vào phần nước dừa tươi đã chuẩn vị vào nồi rồi bắt đầu hạ nhỏ lửa. Quan sát thấy phần nước cạn gần hết cũng là lúc vịt đã chín hẳn đồng thời trong quá trình đun nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn là có thể tắt bếp và bày món ăn lên bát rồi thưởng thức.
Lưu ý khi nấu vịt giả cầy
- Để món ăn trở nên ngon hơn thì khi chọn mua các bạn không nên chọn vịt quá già hoặc quá non. Nên chọn những con vịt có ức tròn, phần da cổ và da bụng dày.
- Cần được khử hoàn toàn mùi hôi của thịt vịt thì món ăn mới được thơm ngon và hấp dẫn.
- Nên sử dụng nước dừa tươi thay cho nước lọc để tăng mùi thơm và độ ngọt nước.
- Không nên đun quá lâu để thịt vịt không nát, không dai và phải đảm bảo đảo đều tay để thịt được đậm đà gia vị.
Miếng thịt vịt nóng hổi kết hợp nước béo đặc sánh rất phù hợp với những ngày mưa se lạnh. Hy vọng với công thức nấu vịt giả cầy foodshownw gửi tới ở trên sẽ giúp các bạn có thể tự tay nấu để chiêu đãi cả gia đình mình.