Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Bên cạnh biện pháp điều trị bằng thuốc thì một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát được tình trạng bệnh lý. Những chất dinh dưỡng cần thiết được nạp vào có thể sẽ hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn tiền đình được thúc đẩy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Ngay bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn nhóm thực phẩm có tác dụng tốt, hỗ trợ điều trị cho người bị rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng khi người bệnh mắc phải có cảm giác cơ thể mất thăng bằng. Biểu hiện khi mắc phải tình trạng này có thể kể đến: chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, ù tai,…

Nguyên nhân rối loạn tiền đình có thể là do xuất hiện những tổn thương ở tiền đình hay tại đường liên hệ các dây tiền đình ở não như thân não, tiểu não,… Và tình trạng mắc rối loạn tiền đình không phân biệt tuổi tác cũng như giới tính, ai cũng đều có khả năng gặp phải nó.

Triệu chứng khi mắc rối loạn tiền đình

  • Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác các đồ vật trước mặt chuyển động và xoay quanh người. Điều này là do bị rối loạn tiền đình trung ương hoặc rối loạn tiền đình ngoại biên.
  • Chóng mặt khi quay đầu, đổi tư thế, cảm giác này xuất hiện khá đột ngột và người bệnh cảm nhận được mình đang xoay tròn, mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, ói mửa, ra nhiều mồ hôi, da bị tái xanh, nhịp tim không ổn định,…
  • Triệu chứng khi mắc rối loạn tiền đình liên quan đến thính lực bao gồm: ù tai, khả năng nghe bị suy giảm, cảm giác tai luôn bị đầy, điếc đặc,…

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị rối loạn tiền đình

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể tham khảo những nhóm thực phẩm dưới đây để bổ sung hàng ngày:

1. Thực phẩm giàu vitamin B6

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B6 là nguồn vitamin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 gây ra những ảnh hưởng đến hệ điều hành tiền đình, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng: buồn nôn, chóng mặt,…

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 phải kể đến chính là thịt như thịt gà ta, thịt bò. Thịt bò không chỉ chứa nhiều vitamin B6 mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác mang lại sức khỏe tốt. 

Ngoài ra vitamin B6 còn có trong các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá chỉ vàng và cá tuyết. Với mỗi khẩu phần cá khi được ăn sẽ đáp ứng cho cơ thể 50% giá trị vitamin B6 hàng ngày.

Nguồn cung cấp vitamin B6 hiệu quả là trái cây bao gồm: đu đủ, bơ, táo, cam, chuối,…hay trong các loại hạt dinh dưỡng: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều,… và các loại rau củ: khoai tây, khoai lang, cà chua, bí ngô, cải bó xôi,…

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

2. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có khả năng giảm bớt các triệu chứng rối loạn tiền đình: đau đầu, chóng mặt. Khi bổ sung thực phẩm giàu vitamin C mỗi ngày góp phần hỗ trợ bạn kiểm soát tình trạng bệnh lý hiệu quả. 

Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: rau cải xoăn, súp lơ xanh, cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi,…

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là hoạt chất hỗ trợ khắc phục tình trạng xơ cứng tai ở người bệnh mắc rối loạn tiền đình. Việc bổ sung vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết để tạo hiệu quả trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình một cách hiệu quả.

Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào gồm có: hải sản (hàu, cá, tôm,…), lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, yến mạch,…), sữa đậu nành, sữa bò, nước cam,…

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

4. Thực phẩm giàu acid folic

Acid folic góp phần làm giảm hàm lượng homocysteine – hoạt chất gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và tai biến mạch máu não. 

Người bệnh cần được bổ sung acid folic qua các sản phẩm: rau xanh đậm (bông cải xanh, măng tây, đậu bắp,…); hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt điều,…); các loại đậu (đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu nành, đậu đen,…); trái cây (cam, quýt, bưởi,…).

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

Thực phẩm người bị rối loạn tiền đình không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm người bị rối loạn tiền đình nên ăn thì còn có những thực phẩm nên tránh xa để quá trình điều trị rối loạn tiền đình được hiệu quả và nhanh chóng.

1. Đồ uống có cồn, chất kích thích

Các đồ uống chứa cồn, chất kích thích: cà phê, rượu, bia,… làm gia tăng các triệu chứng rối loạn tiền đình. Chính những thực phẩm này là thủ phạm gây ra các cơn đau đầu, ù tai ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.

2. Hạn chế ăn mặn

Lượng Natri trong muối gây ra sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể, tích trữ nước và hình thành áp lực ở tai gây tình trạng chóng mặt ở người bệnh. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao người bị rối loạn tiền đình nên hạn chế sử dụng bao gồm: các loại nước sốt, củ cải muối, dưa muối,…

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

3. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp

Thường những đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp chứa hàm lượng chất béo cao mà chủ yếu là mỡ động vật. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tăng hàm lượng cholesterol trong máu, hẹp động mạch, xơ vữa động mạch từ đó tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.

4. Hạn chế đồ ăn các chất ngọt nhân tạo

Các thực phẩm có hàm lượng đường cao như: siro, mứt, socola, bánh ngọt, mật ong, kem, bánh quy,… có thể làm tăng huyết áp đột ngột, giảm lưu lượng máu và oxy đến não từ đó gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở người bị rối loạn tiền đình.

che-do-an-danh-cho-nguoi-roi-loan-tien-dinh

Bên cạnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt khoa học: thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hiệu quả,… Hãy chủ động thực hiện để có được một sức khỏe thật tốt cho chính mình nhé!

 

 

 

 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *