Các cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn để tự điều trị tại nhà. Bởi bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể dùng để chữa bệnh trong lâu dài. Đặc biệt nguyên liệu dễ kiếm và giúp tiết kiệm chi phí.
Một số thông tin về bệnh hắc lào
Hắc lào là một tình trạng vùng da bị tổn thương do nấm Tinera gây ra. Bệnh nhiễm nấm này khá phổ biến và rất dễ lây lan. Bất kể ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, những đối tượng dễ mắc bệnh nhất thường là trẻ em và người có hệ miễn dịch kém.
Bệnh hắc lào thường biểu hiện bởi một mảng da bị đỏ hình tròn và có vảy. Thông thường, tình trạng này ảnh hưởng đến da cánh tay, da đầu, háng. Nhưng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể xuất hiện. Bệnh này thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng chúng có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và kém tự tin.
Hiện nay có nhiều cách chữa hắc lào khác nhau. Trong đó, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên các cách làm này đòi hỏi sự kiên nhẫn đồng thời theo dõi sát diễn biến của bệnh. Nếu bị hắc lào ở thể nhẹ hay bệnh chỉ vừa mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng 9 cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian mà Foodshownw chia sẻ dưới đây
9 cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian hiệu quả tại nhà
1. Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc từ củ tỏi
Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, trong tỏi có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm. Do đó, chúng có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ nấm và tiêu diệt vi khuẩn trên da. Đặc biệt là nấm Tinera gây nên bệnh hắc lào phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Vì vậy, có thể để ức chế sự phát triển của vi nấm trên vùng da bị tổn thương do hắc lào bằng cách sử dụng các tinh chất của tỏi. Chúng giúp ngăn các vết hắc lào lan rộng và giảm nhiễm trùng da.
Để áp dụng cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian này, bạn chỉ cần nghiền nát 1-2 tép tỏi. Sau đó trộn chúng với một ít dầu olive. Có thể thay thế bằng dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa. Tiếp đó, thoa lên vùng da có dấu hiệu bị hắc lào hỗn hợp này một lớp mỏng. Dùng băng gạc che lại vùng da đó trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Bạn cần lưu ý là không được băng quá chặt và chỉ thoa một lớp mỏng để tránh bị bỏng da.
Sau khi tháo băng gạc, dùng nước mát để rửa sạch lại da. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày. Sau một thời gian bạn sẽ phải ngạc nhiên vì các mảng đỏ dần dần bị biến mất trên da.
Bài viết liên quan: “Cách làm bột tỏi tại nhà để có thể bảo quản được lâu“
2. Chữa bệnh hắc lào bằng nước xà phòng
Từ lâu, các thế hệ đi trước đã sử dụng xà phòng như một cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian. Để phòng ngừa nấm hắc lào lan rộng ra các vùng khác của cơ thể, điều tối thiểu là phải giữ da luôn sạch sẽ. Cách làm tốt nhất là rửa sạch vùng da nhiễm bệnh bằng nước ấm đã hòa với xà phòng. Mỗi ngày rửa lại khoảng 3-5 lần để ức chế vi khuẩn lây lan. Lưu ý, vùng da ẩm ướt là môi trường thuận lợi để nấm hắc lào phát triển mạnh. Do đó, sau mỗi lần thực hiện cần lấy khăn mềm lau da thật khô ráo.
3. Cách trị hắc lào nhanh nhất bằng giấm táo
Y học cũng đã chứng minh khả năng chống lại một số loại nấm da cực kỳ hiệu quả của giấm táo. Ngoài ra, giấm táo cũng là nguyên liệu để tạo mùi thơm cơ thể một cách tự nhiên mà cực hiệu quả. Để điều trị hắc lào bằng giấm táo, chỉ cần ngâm một miếng bông gòn vào giấm táo nguyên chất. Rồi lau bông trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh (trước đó phải làm sạch da). Lặp lại cách làm này mỗi ngày 3 lần cho đến khi da khỏi hẳn. Đây được coi là cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian đơn giản và nhanh chóng nhất.
4. Cách chữa hắc lào từ nha đam (lô hội)
Nha đam chứa nhiều hợp chất có khả năng kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm. Để dùng lá nha đam để trị hắc lào, chỉ cần rửa sạch và cạo lấy phần thịt nha đam. Sau đó đem thịt nha đam xay nhuyễn thành gel. Tiếp đến, dùng phần gel này thoa lên vùng da nhiễm bệnh, đồng thời massage nhẹ nhàng. Thực hiện bôi gel nha đam mỗi ngày khoảng 3-4 lần. Để tiết kiệm công sức, gel nha đam không dùng hết có thể đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý chỉ để được tối đa 3 ngày. Bạn sẽ cảm thấy giảm ngứa, sưng do hắc lào và dễ chịu hơn nhờ đặc tính làm mát của nha đam.
Bài viết bạn có thể quan tâm: “Tạm biệt gót chân bị nứt đen chỉ với 1k mỗi ngày“
5. Dầu dừa – chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian cho hiệu quá bất ngờ
Trong dầu dừa có chứa một số loại axit béo được sử dụng rất nhiều trong làm đẹp. Đối với những trường hợp nhiễm nấm trên da, các axit béo này có khả năng làm hỏng màng bảo vệ của nấm. Từ đó các tế bào nấm bị tiêu diệt triệt để. Vì vậy, dầu dừa thường được ví như loại thuốc chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian mang lại nhiều hiệu quả đối với bệnh hắc lào thể nhẹ.
Với phương pháp này, bạn hãy bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị bệnh. Để dầu khô tự nhiên và mỗi ngày bôi đi bôi lại khoảng 3-4 lần
6. Sử dụng tinh dầu bưởi để chữa bệnh hắc lào tận gốc
Theo y học cổ truyền, tinh dầu chiết xuất từ hạt bưởi có tác dụng chống nấm, kháng viêm cực tốt. Do vậy dân gian thường hay dùng tinh dầu của loại quả này để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào tại nhà. Để trị hắc lào bằng phương pháp dân gian với tinh dầu bưởi, bạn chỉ cần trộn 1 giọt tinh dầu bưởi với 1 thìa nước lọc. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương 2 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy nhé.
7. Trị hắc lào bằng củ nghệ
Nghệ không chỉ là loại gia vị phổ biến trong ẩm thức mà chúng còn được biết đến với công dụng chống viêm tuyệt vời. Trong củ nghệ có một hoạt chất tên là curcumin. Chất này có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Củ nghệ cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian. Cách làm rất đơn giản, Củ nghệ tươi đem đập giập và chắt lấy nước. Sau đó hòa nước nghệ với một ít dầu dừa hoặc nước lọc. Tiến hành thoa hỗn hợp này lên da và để khô tự nhiên. Ngoài ra, nếu không thích chắt lấy nước từ củ nghệ tươi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh bột nghệ hoặc bột nghệ.
Bài viết liên quan: “Tư vấn uống tinh bột nghệ trắng da đạt kết quả tốt trong thời gian bao lâu“
8. Cách chữa hắc lào bằng bột cam thảo
Bột cam thảo được biết đến như một dược liệu dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Chúng có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm nấm… Để thu được kết quả tốt nhất khi thực hiện cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian với bột cam thảo, bạn hãy trộn 3 thìa bột cam thảo với một lượng nước thích hợp.
Khuấy đều thành hỗn hợp đồng nhất và đem đun sôi hỗn hợp này. Sau đó để nguội cho đến khi được hỗn hợp sền sệt. Dùng thoa lên vùng da bị nhiễm nấm mỗi ngày 2 lần. Nên để khô tự nhiên (khoảng 15-20 phút) rồi rửa lại bằng nước.
9. Tinh dầu sả – bài thuốc dân gian chữa bệnh hắc lào hiệu quả
Với phương pháp này, bạn không cần phải pha loãng tinh dầu sả mà có thể dùng trực tiếp. Dùng bông gòn để thấm vài giọt tinh dầu. Sau đó thoa bông nhẹ lên vùng da đang tổn thương. Để khô tự nhiên rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng mỗi ngày khoảng 2-3 lần cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Những lưu ý về bệnh hắc lào và cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian tại nhà
Trước khi áp dụng những cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian tại nhà. Bạn cần thoa lên da một lượng nhỏ để xem mình có bị kích ứng hoặc dị ứng với bất kỳ dưỡng chất thiên nhiên nào. Không nên tiếp tục chữa hắc lào bằng phương pháp đó nếu xuất hiện phản ứng bất thường trên da.
Cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian tại nhà mà bài viết chia sẻ có kết quả rõ rệt nhất khi bạn mắc bệnh ở thể nhẹ. Tùy cơ địa mỗi người sẽ có thể phù hợp với một hoặc một vài loại nguyên liệu đã nêu. Nếu thích ứng tốt, các vết hắc lào sẽ không lây lan sang khu vực khác và chúng sẽ giảm dần cho đến khi hết hẳn. Vì thế, nếu thấy vết hắc lào càng lan rộng thì bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Hy vọng những thông tin về bệnh hắc lào và cách chữa bằng nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh. Chúc bạn sớm sở hữu một làn da mịn màng như mong đợi.
Các bài viết về Sức khỏe và làm đẹp của Foodshownw chỉ có tính chất tham khảo và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa