Thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi phẫu thuật?

Việc bạn ăn uống gì sau phẫu thuật sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và chữa lành vết thương. Dù là phẫu thuật nhỏ hay phẫu thuật lớn cũng cần có chế độ ăn dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vệ sinh mới có thể nhanh lành vết thương tránh những tình trạng như nhiễm trùng vết mổ, sẹo xấu, thậm chí kéo dài quá trình hồi phục. Vậy chế độ ăn thế nào là hợp lý, tốt nhất cho các vết mổ? Hãy cùng foodshownw tìm hiểu chi tiết nhé!

Mới mổ nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Sau phẫu thuật, một biến chứng phổ biến xảy ra ở người bệnh là chứng táo bón, tình trạng táo bón không chỉ gây khó chịu cho người bệnh sau mổ mà còn làm tăng các cơn đau. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ.

Để hấp thu được chất xơ một cách tốt nhất bạn nên hấp thu chất xơ tự nhiên từ thực phẩm hàng ngày, đối với các thực phẩm chức năng bổ sung thì hiệu quả không cao so với tự nhiên.

thuc- pham- nen -an- sau- phau- thuat

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Bánh mì: nên chọn những bánh mì được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt. Các ổ bánh mì trắng đã được tinh chế quá nhiều nên hãy lựa chọn bánh mì có màu đậm hơn bình thường để được cung cấp nhiều chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt (ngô, bột yến mạch, các loại ngũ cốc khác)
  • Trái cây và rau xanh: trái cây tươi, rau xanh là một nguồn vitamin và chất xơ tuyệt vời cần được bổ sung hàng ngày. Nhưng trong thời gian đầu sau phẫu thuật khi bạn ăn quá nhiều trái cây và rau sẽ sinh khí nhiều hơn bình thường. Nếu cảm thấy khó chịu trong bụng, tăng áp lực dạ dày, đau quặn bụng, bạn nên giảm bớt lượng trái cây, rau xanh hoặc sử dụng một vài loại thuốc hỗ trợ giảm đầy hơi.

2. Thực phẩm giàu protein nạc

thuc- pham- nen -an- sau- phau- thuat

Protein thúc đẩy quá trình làm lành vết thương của cơ thể. Sau khi phẫu thuật protein giúp sửa chữa các mô cơ thể bị hư hỏng, hình thành các kháng thể chống lại nhiễm trùng và tổng hợp collagen cần thiết cho quá trình phục hồi vết thương.

Protein có thể được tìm thấy ở các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, các loại hải sản, tuy nhiên thịt đỏ không được khuyến khích vì chứa lượng chất béo bão hòa cao dễ gây ra táo bón.

Protein cũng có thể được tìm thấy từ các loại hạt, đậu hũ, đậu hay thực phẩm chay.

3. Sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn protein vô cùng lớn, rất tốt để bổ sung sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên với một số người khi sử dụng sữa do không hấp thụ được hết protein trong sữa nên gây ra táo bón. Vì vậy nếu xuất hiện tình trạng táo bón, người bệnh nên chuyển qua các sản phẩm được chế biến từ sữa ( hàm lượng protein, chất béo đã giảm) như phô mai, sữa chua, sữa tách kem.

thuc- pham- nen -an- sau- phau- thuat

4. Bổ sung nhiều calo vào chế độ ăn uống hàng ngày

Calo sẽ cung cấp năng lượng từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật.

Cách bổ sung calo vào chế độ ăn uống hàng ngày như sau:

thuc- pham- nen -an- sau- phau- thuat

  • Sử dụng sữa béo thay cho các loại sữa tách béo ( nên sử dụng trực tiếp sữa, không qua các sản phẩm được chế biến từ sữa)
  • Ăn các thực phẩm có lượng calo nhiều nhất đầu tiên
  • Ưu tiên uống các thức uống giàu calo 1 cách tự nhiên như nước trái cây, sinh tố.
  • Các sản phẩm chức năng bổ sung như thanh protein
  • Xen kẽ các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính, không nên ăn một lúc quá nhiều nên chia nhỏ bữa ăn
  • Sử dụng các thức ăn nhẹ có nhiều calo như hạt dinh dưỡng, trái cây, rau củ (khoai tây, bơ, ngô,…)

5. Một số loại thực phẩm giúp giảm đau và giảm viêm sau phẫu thuật

  • Các loại cá béo giàu protein như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá bơn,…
  • Hạt dinh dưỡng: óc chó, hạnh nhân, hạt điều,… đậu phộng
  • Hạt cải dầu, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hạt lanh,…
  • Hành, tỏi và các loại rau lá xanh
  • Trái cây: việt quất, táo đỏ, cà tím, nho đỏ,… trái cây sẫm màu
  • Trà xanh, trà đen
  • Sản phẩm chức năng bổ sung tinh chất nghệ

6. Vitamin và các chất khoáng

  • Vitamin A: tăng khả năng miễn dịch của cơ thể giúp kháng viêm, bảo vệ các vết thương sau khi phẫu thuật.

Nguồn cung cấp vitamin A dồi dào bao gồm cà rốt, rau xanh, ớt chuông đỏ, khoai lang,…

  • Vitamin C: hình thành collagen trong xương, sụn, cơ và các mạch máu đẩy mạnh tốc độ chữa lành, phục hồi vết thương.

Nguồn vitamin C bao gồm kiwi, cam, cà chua, dâu tây, súp lơ xanh, ớt chuông,…

  • Vitamin D: hình thành, duy trì cấu trúc của xương.

Nguồn cung cấp tốt bao gồm sản phẩm sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ.

thuc- pham- nen -an- sau- phau- thuat

  • Canxi: cấu tạo xương vững chắc, tham gia phục hồi mô mềm, quá trình đông máu, co cơ,…

Hiện nay có các viên nén bổ sung canxi, duy trì uống sản phẩm chức năng sẽ thấy rõ hiệu quả.

  • Kẽm: thúc đẩy quá trình tái tạo collagen và quá trình phục hồi vết thương.

Các nguồn chính như động vật có vỏ (hàu, ngao, ốc,…), cá, thịt , các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

  • Đồng: góp phần vào cấu tạo của xương và khớp,

Có hầu hết trong các loại thực phẩm nhưng đặc biệt trong các động vật có vỏ, rau lá xanh đậm, các loại đậu, khoai tây.

Mới mổ nên kiêng gì?

Sau phẫu thuật nếu không kiêng một số loại thực phẩm thì người bệnh rất dễ xảy ra tình trạng táo bón – điều này gây ảnh hưởng lớn trong quá trình sinh hoạt. Để giảm thiểu tình trạng táo bón cũng như tránh vết thương viêm tấy người bệnh cần kiêng các sản phẩm như:

thuc- pham-khong- nen -an- sau- phau- thuat

  • Thực phẩm khô hoặc chiên, sấy khô: trái cây sấy, khoai tây chiên,…
  • Các đồ ăn sẵn, tinh chế bao gồm: bánh mì trắng, đồ ăn nhẹ đóng hộp có lượng dầu mỡ cao,…
  • Đồ ngọt: bánh, kẹo và các thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Đồ ăn nhiều muối, nhiều chất béo.

Ăn uống sau khi phẫu thuật là một điều rất cần được lưu ý, tránh những thực phẩm kéo dài quá trình hồi phục và hay gây ra tình trạng táo bón. Trên đây là một số chia sẻ về chế độ ăn uống hợp lý, khoa học dành cho những người mới phẫu thuật.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *