Gót chân bị nứt đen là biểu hiện của da chân thiếu độ ẩm, cần sự chăm sóc nhiều hơn. Các vết nứt gây đau đớn, khó chịu và giảm tính thẩm mỹ của bàn chân. Vậy với tình trạng nứt nẻ ở gót chân, cần xử lý như thế nào? Chuyên mục sức khỏe và làm đẹp hôm nay sẽ mách cho bạn 9 bí quyết làm đẹp gót chân chỉ với 1k mỗi ngày.
Tình trạng gót chân bị nứt đen
Gót chân bị nứt và có màu đen là phần da ở gót chân bị khô lại, mất đi độ đàn hồi. Khi trọng lực cơ thể dồn xuống, các vết nứt này sẽ bị tách ra thành rãnh. Tình trạng này phổ biến vào mùa đông, lúc da thường khô và thiếu độ ẩm.
Biểu hiện rõ nhất là gót chân bị nứt đen, bong tróc và nặng hơn là chảy máu. Qua các kẽ, rãnh nét sâu này, vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập vào cơ thể. Việc đi lại cũng khó khăn hơn.
Điều trị gót chân bị nứt đen chỉ với 1k mỗi ngày
Thay vì tốn tiền mua mỹ phẩm hay các loại thuốc đắt tiền điều trị, bạn có thể tận dụng ngay một số nguyên liệu tự nhiên an toàn, hiệu quả với chi phí thấp. Để cung cấp dưỡng chất và giúp da chân trở nên mềm mại như cũ, Tổng hợp tin tức chia sẻ cho bạn 9 bí quyết tự nhiên để tạm biệt gót chân bị nứt đen sau đây
1. Hỗn hợp bơ chuối
Bơ là hoa quả sạch chứa nhiều tinh dầu và chất béo giúp dưỡng ẩm tốt. Trong khi đó, chuối có các enzyme giúp loại bỏ tế bào da chết giúp da mềm mịn hơn. Sự kết hợp bơ và chuối rất thích hợp để trị gót chân nứt nẻ và bổ sung dưỡng chất cho da.
=> Thành phần dưỡng chất và tác dụng của bơ
Cách thực hiện
- Đem 1/2 quả bơ + 1 quả chuối xay đến khi thu được hỗn hợp nhuyễn mịn và đặc dính
- Thoa đều hỗn hợp lên gót chân và massage nhẹ nhàng
- Giữ nguyên hỗn hợp trên chân trong 20 phút để dưỡng chất thấm vào da
- Rửa lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
2. Vỏ dứa
Khi mua dứa về, mọi người thường chỉ sử dụng phần thịt dứa bên trong và vứt đi vỏ dứa. Tuy nhiên phần vỏ dứa này lại có lợi ích tuyệt vời ít ai biết đến. Có chứa các enzyme giúp loại bỏ lớp da cứng trên bàn chân và vitamin C giúp sản sinh collagen, cho da luôn khỏe mạnh.
Cách thực hiện
- Vỏ dứa đem rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng
- Đắp phần mặt trong của vỏ dứa lên gót chân bị nứt
- Mang vớ (mang tất) vào và đợi khoảng 10 – 15 phút.
- Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. Áp dụng công thức này 1 lần mỗi tuần.
3. Chanh tươi và Aspirin
Aspirin có đặc tính chống viêm và axit acetylsalicylic, có thể làm mềm và thu nhỏ các rãnh nứt ở chân. Bên cạnh đó chanh tươi có tính khử trùng và nhiều vitamin C có thể làm dịu tình trạng gót chân bị nứt đen. Vậy nên hỗn hợp aspirin và nước cốt chanh rất phù hợp điều trị nứt đen gót chân với chi phí rẻ tiền.
Cách thực hiện
- Nghiền nát 6 viên Aspirin cho vào nửa thìa nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp nhão
- Thoa lên chân và massage trong 1 phút
- Dùng màng bóc thực phẩm bao quanh phần da chân bị nứt nẻ.
- Để nguyên trong vòng 10 phút để dưỡng chất thấm và da chân
- Rửa lại với nước ấm và lau bằng khăn mềm. Có thể áp dụng cách này 2-3 lần một tuần.
4. Rau ngò tây (rau mùi tây)
Rau ngò tây hay rau mùi tây là loại rau sạch có chứa nhiều vitamin C, collagen và vitamin K. Trong loại rau gia vị này có chứa các chất khác giúp phục hồi và tái tạo tế bào, tăng cường độ đàn hồi cho da chân nứt nẻ.
Cách thực hiện
- Rửa sạch rau (thể thể ngâm qua nước muối loãng để loại hoàn toàn chất bẩn và vi khuẩn)
- Sử dụng khoảng 10-12 nhánh rau ngò tây đem cắt nhỏ và cho vào chậu nước ấm.
- Ngâm chân trong chậu nước khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Có thể áp dụng bí quyết này mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện làn da chân mịn màng.
5. Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm khá tốt. Được sử dụng rất nhiều trong làm đẹp và tăng cường sức khỏe cho con người. Sử dụng mật ong điều trị gót chân bị nứt đen cũng cho hiệu quả rất bất ngờ.
Xem thêm: Hàm lượng dưỡng chất trong mật ong nguyên chất
Cách thực hiện
- Rửa sạch chân rồi ngâm trong nước ấm khoảng 5-10 phút giúp phần da chân trở nên mềm mại hơn
- Thoa nhẹ mật ong lên phần da chân bị nứt rồi massage nhẹ nhàng
- Giữ nguyên trong vòng 5-10 phút
- Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
6. Dầu dừa
Dầu dừa chứa vitamin E có thể cải tạo, kích thích da mới phát triển, phục hồi lớp da cũ. Dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm lớn và thường được sử dụng trong làm đẹp.
Cách thực hiện
- Pha loãng nước ấm với muối, ngâm chân 10 phút để gót chân dịu và mềm
- Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa và massage phần gót chân bị nứt đen.
- Thực hiện 1-2 lần/tuần để đem lại hiệu quả
7. Baking soda
Baking soda là nguyên liệu phổ biến trong chế biến thức ăn và làm đẹp. Baking soda còn có các dưỡng chất cần thiết trong điều trị tình trạng gót chân nứt đen.
Cách thực hiện
- Hòa tan 3 thìa baking soda trong chậu nước ấm (khoảng 4 lít nước)
- Rửa sạch chân rồi ngâm vào chậu khoảng 10-15 phút.
- Dùng bông mềm chà nhẹ gót chân, vùng da bị nứt
- Rửa sạch với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
- Có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm cho chân. Áp dụng cách này 2 lần một tuần.
8. Dầu tràm trà hoặc dầu mè
Dầu tràm trà có tính sát trùng và làm dịu chứng viêm da, chữa lành vết thương hiệu quả. Cũng giống như dầu mè, hai loại này đều có tác dụng tốt trong tẩy tế bào chất và dưỡng ẩm cao. Phần da chân sẽ mềm mại và hồng hào trở lại khi ứng dụng 1 trong hai loại dầu này
Cách thực hiện
- Nhỏ một vài giọt tình dầu tràm trà hoặc dầu mè vào chậu nước ấm
- Rửa sạch chân và ngâm trong chậu nước, có thể massage nhẹ phần chân nứt nẻ
- giữ nguyên tầm 10 phút để các vết chai sạn trở nên mềm mại hơn
- Dùng bông mềm chà nhẹ chân và rửa lại bằng nước ấm
9. Hoa cúc khô
Hoa cúc có tác dụng làm dịu phần da đỏ, dễ tổn thương, khô ráp và dễ kích ứng. Trong hoa này còn chứa các chất chống oxy hóa giúp làm dịu da và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hoại bên ngoài.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1/2 cốc sữa bột, 1/2 cốc muối Epsom và 2 thìa hoa cúc khô
- Đổ nguyên liệu vào chậu nước nóng, đợi tầm 10 phút cho nguội bớt nước và các tinh chất hoa cúc khô thôi ra chậu.
- Rửa sạch và ngâm chân trong vòng 20 phút
- Sau đó rửa chân lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
Phòng tránh và bảo vệ gót chân bị nứt đen
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dưỡng chân bằng nguyên liệu tự nhiên, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để phòng tránh và bảo vệ gót chân bị nứt đen
-
Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ
Khi khô nứt gót chân, điều đầu tiên cần chú ý để chấm dứt tình trạng này đó là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ vào cuối mỗi ngày.
Không nên sử dụng nước tẩy rửa, xà phòng để làm sạch chân. Vì các chất này có tính ăn mòn nhẹ, khi tiếp xúc với phần chân bị nứt sẽ khiến chúng trở nên khô hơn. Gót chân bị đau nhiều hơn và tình trạng có thể chuyển biến xấu hơn.
An toàn nhất là sử dụng nước muối loãng hoặc nước trà tươi loãng (để ấm sau khi đun sôi). Bụi bẩn bám ở chân và gót chân sẽ được làm sạch và không gây đau đớn.
-
Dùng dụng cụ bảo vệ đôi chân
Để chân bám bẩn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gót chân, khiến tình trạng nứt nẻ trở nên nặng hơn.
Tùy tính chất của từng công việc, cần bảo vệ chân bằng các đồ bảo hộ lao động. Có thể đi ủng, giày, dép… để chân bạn cảm thấy thoải mái và được bảo vệ sạch sẽ
- Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là rất cần thiết. Da bị thiếu nước làm mất độ ẩm trên da, khi không được chăm sóc kỹ dẫn tới tình trạng nứt nẻ, khô ráp, chảy máu.
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh-sạch và hoa quả có tính mát. Việc sử dụng thực phẩm có tính nóng, cay, khô làm giảm lượng nước trong cơ thể, cũng là nguyên nhân dẫn tới gót chân bị nứt đen.