Tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.
Khi cơ thể bé đã trở nên cứng cáp hơn và cơ thể bé đã có khả năng hấp thu các dưỡng chất từ các loại thực phẩm tự nhiên mà không phải là nguồn sữa mẹ. Khi bé đã bắt đầu được 6 tháng tuổi, tại thời điểm này cơ thể bé cần phải bổ sung rất nhiều vitamin và đặc biệt là chất sắt từ bên ngoài để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể vì vậy các mẹ cần phải tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ giai đoạn này. Việc lên một kế hoạch ăn uống bài bản và hợp lý là rất cần thiết đối với cơ thể yếu ớt của bé để bé có thể hấp thụ được dinh dưỡng một cách tốt nhất với đầy đủ 4 nhóm chất sau: nhóm chất bột, nhóm rất béo, rau củ quả, nhóm chất đạm từ thịt và cá. Cơ thể bé sẽ sẽ phát triển tốt, bé sẽ hay ăn chóng lớn và trở nên thông minh hơn khi các mẹ thực hiện tốt những quá trình này.
Tập cho bé ăn dặm từng bước cơ bản từ vị ngọt trước, vị mặn sau.
Trong suốt quá trình phát triển 6 tháng đầu tiên của bé, bé đã quen với vị ngọt từ sữa mẹ nên các mẹ nên tập ăn dặm cho bé trước tiên là với vị ngọt đã nhé. Việc này sẽ giúp bé có khả thích nghi một cách từ từ với loại thức ăn mới lạ này. Các mẹ có thể cho bé ăn với các món ăn mà có kèm theo sữa để cho món ăn có vị sữa quen thuộc ví dụ như nấu bột cho bé với sữa tươi rồi sẽ chuyển dần sang các món ăn kèm theo chất đạm hay chất xơ.
Lưu ý: Các mẹ nên chế biến các món ăn dặm cho bé từ loãng cho tới đặc dần để cho bé dễ ăn và cũng là để bảo vệ dạ dày yếu ớt của bé.
Hẳn là mẹ sẽ bận rộn hơn một chút để chuẩn bị thực đơn phong phú cho bé đấy!
Tập cho bé ăn dặm từ ít cho đến nhiều
Bé càng ăn nhiều thì mẹ càng vui. Nhìn thấy bé ăn uống một cách ngoan ngoãn và thích thú hẳn là niềm vui sướng nhất đối với các mẹ. Để cho bé có khả năng hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất từ bên ngoài thì các cần phải kiên nhẫn và tỉ mỉ trong quá trình bé tập ăn dặm. Vì vậy các mẹ hãy nên chuẩn bị trước cho mình một chu trình một cách khoa học trước khi cho bé ăn dặm nhé.
Hãy cho bé làm quen dần với việc ăn với lượng thức ăn tăng dần trước tiên với 1 – 2 muỗng bột sau đó lên ⅓ chén rồi đến nửa chén,…. Miễn sao là để bé sẽ thấy dễ dàng ăn và cảm thấy dễ tiêu hóa mà vẫn có thể hấp thụ được toàn bộ những dưỡng chất từ những thức ăn này.
Tập cho bé ăn dặm từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau.
Hãy để bé khám phá và thích nghi dần với từng loại thực phẩm một trước. Thực đơn cho bé tập ăn dặm nên chia thành từng nhóm thực phẩm khác nhau và chia thành nhiều giai đoạn. Có nhiều nhóm thực phẩm sẽ khiến bé bị dị ứng nên các mẹ cần phải kiên nhẫn cho bé ăn từng chút một và theo dõi quá trình hấp thụ thức ăn của bé. Sau khi bé đã quen dần với những hương vị mới lạ này thì có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm lại và cho bé ăn cùng một lúc nhằm đảm bảo nguồn dưỡng chất dồi dào cho bé.
Xem thêm:
Lá đinh lăng lợi sữa như thế nào? Có tốt không? – Mẹ bỉm sữa nên đọc
Top 5 loại hoa quả giàu giá trị cho sức khỏe bà bầu và thai nhi
Tầm gửi gạo có tác dụng chữa bệnh gì?
Muốn đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:
Chất có nhiều tinh bột ví dụ như khoai. gạo, ngô, …Đây là nhóm thực phẩm thiết yếu. Đối với những loại thực phẩm này các mẹ cần cung cấp hàng ngày cho bé bằng cách xay hoặc nghiền gạo và ngô thành bột rồi nấu cho bé ăn..
Chất có nhiều đạm từ những nguồn thực vật và động vật. Chất đạm giữ vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn của bé. Nó sẽ thúc đẩy cho các tế bào phát triển để cho bé cứng cáp và khỏe mạnh. Các loại chất đạm từ những nguồn đạm động vật như thịt và cá hay từ các nguồn thực vật như đậu đỗ cần phải được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên hương vị cho bé dễ ăn và chóng lớn.
Nhóm thực vật gồm các loại trái cây và rau củ. Trong này có rất nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất. Do rau củ là loại thực vật phát triển ở dưới đất nên bên ngoài của chúng rất nhiều những loại vi trùng vi khuẩn gây hại khi bé tập ăn dặm,. Vậy nên các mẹ cần phải vệ sinh rau củ thật sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh cho bé.
Nhóm gồm các loại chất béo như dầu ăn, phô mai hay bơ giúp bé hấp thụ các loại vitamin từ rau củ quả. Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.